Hơn 84% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã khôi phục
Bên cạnh bày tỏ phấn khởi trước kết quả trên, tại cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố vào chiều 17/11, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ đầu tư nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án trọng điểm; quan tâm các dự án đầu tư tư nhân; khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch; quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Ông Phạm Thiện Nghĩa lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đảm bảo các điều kiện để doanh nghiệp tái hoạt động sản xuất, kinh doanh như: vắc xin, y tế, nguồn lao động v.v..Về khôi phục sản xuất, địa phương nào có tỷ lệ doanh nghiệp khôi phục còn thấp thì cố gắng hỗ trợ để tái sản xuất, trong đó cần lưu ý hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khởi công thực hiện các dự án; nâng cao năng lực tư vấn, mạnh dạn loại những đơn vị kém chất lượng; chú trọng công tác thẩm định hồ sơ, thủ tục v.v. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu. Tính đến ngày 17/11, toàn tỉnh có 63.148/75.116 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đã khôi phục, chiếm hơn 84%, với hơn 144.000 lao động. Có 09/12 huyện, thành phố có tỷ lệ khôi phục cao hơn mức bình quân chung cả tỉnh, trong đó, đạt tỷ lệ trên 95% gồm có: Thành phố Hồng Ngự và các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Lấp Vò; dưới 70% có huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh. Có gần 8.700 cơ sở chưa khôi phục, chủ yếu tại huyện Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh, huyện Châu Thành. Tỉnh đã đưa vào hoạt động lại 963/1.208 công trình, chiếm 79,7%; chưa đưa vào hoạt động lại 119 công trình; 126 công trình đã hoàn thành. Dấu hiệu đáng phấn khởi nữa là có 46 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó đã hoàn thành thủ tục và khởi động lại 06 dự án, với tổng vốn đầu tư 254 tỷ đồng.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp
Thông tin khác
- Đồng Tháp chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 3 với 30.000 liều (14/06/2021)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW và triển... (14/06/2021)
- Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3% (14/06/2021)
- Giai đoạn 2021 – 2025, đưa 7.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài (14/06/2021)
- PHƯỜNG 1 TỔ CHỨC THĂM VÀ CHÚC THỌ NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2021 (14/06/2021)
- PHƯỜNG 1 TỔNG KẾT CÔNG TÁC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP, NHIỆM... (11/06/2021)
- Đơn vị tỉnh Đồng Tháp có 08 đại biểu trúng cử ĐBQH khoá XV (11/06/2021)
- ĐOÀN THANH NIÊN PHƯỜNG 1 "TIẾP SỨC MÙA THI" KỲ TUYỂN SINH LỚP 10, NĂM HỌC 2021 - 2022 (09/06/2021)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét