Tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp
Chiều ngày 19/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục với phần tham luận tại Hội trường. Đại hội đã nghe trình bày 03 tham luận về các mô hình tự quản cộng đồng dân cư, công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, việc huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kết nối "Ý Đảng - Lòng Dân"
Kết nối "Ý Đảng - Lòng Dân"
Đồng chí Võ Hoàng Cương - Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
trình bày các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư
trình bày các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư
Các đại biểu được nghe đồng chí Võ Hoàng Cương - Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trình bày tham luận về phát huy quyền làm chủ của người dân thông qua các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư, nơi kết nối "Ý Đảng - Lòng Dân".
Nổi bật trong nhiệm kỳ qua, đó là mô hình Tổ Nhân dân tự quản và mô hình Hội quán. Tính chất và phương thức hoạt động các mô hình này, thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của Đồng Tháp. Hiện nay, các mô hình này đang có sức lan toả mạnh mẽ, được nhân dân đồng tình ủng hộ và có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 12.600 Tổ Nhân dân tự quản với hơn 428.000 hộ thành viên tham gia tự quản giữ gìn an ninh trật tự và xây dựng xã hội học tập.
Thông qua hoạt động Tổ Nhân dân tự quản đã khẳng định vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, huy động các lực lượng xã hội cùng thực hiện tốt công tác "an dân"; phát huy vai trò nòng cốt các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín tại cộng đồng dân cư tham gia vào Ban quản lý của Tổ, trực tiếp theo dõi, nắm bắt và giải quyết tình hình trong nhân dân, không nặng tính hành chính. Đây là kênh tuyên truyền hữu hiệu nhất về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đến từng hộ gia đình, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong nhân dân, gắn kết bền vững giữa Đảng với nhân dân.
Cùng với Tổ nhân dân tự quản, Hội quán là mô hình mới, cách làm sáng tạo của người dân Đồng Tháp. Khởi đầu là Canh Tân Hội quán được hình thành năm 2016, đến nay, toàn tỉnh đã có 100 Hội quán với gần 6.000 hội viên; có 22 Hợp tác xã được thành lập trên nền tảng Hội quán.
Với phương châm hoạt động: "03 không - 03 tự - 03 cùng" (không bộ máy, không kinh phí từ ngân sách Nhà nước, không cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định và cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng), Hội quán là không gian mở, là thiết chế tự nguyện, đa dạng thành phần và lĩnh vực hoạt động.
Thực hiện mô hình này, nông dân Đồng Tháp đang dần chuyển đổi "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp" thông qua việc "liên kết", "hợp tác" trong sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng quy mô, giảm tối đa chi phí đầu vào và bán thô sản phẩm; liên kết, phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng của từng sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế hiện nay, nhiều sản phẩm của Hội quán có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đã có mặt ở hệ thống siêu thị, chuỗi bán lẻ khắp cả nước. Để phát huy thế mạnh các ngành hàng chủ lực của tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình "Người nông dân chuyên nghiệp". Mục tiêu của mô hình là vận động người dân sống "tử tế" hơn, sản xuất "tử tế" hơn, kinh doanh "tử tế" hơn và mang tính "chuyên nghiệp" hơn.
Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm
Nổi bật trong nhiệm kỳ qua, đó là mô hình Tổ Nhân dân tự quản và mô hình Hội quán. Tính chất và phương thức hoạt động các mô hình này, thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của Đồng Tháp. Hiện nay, các mô hình này đang có sức lan toả mạnh mẽ, được nhân dân đồng tình ủng hộ và có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 12.600 Tổ Nhân dân tự quản với hơn 428.000 hộ thành viên tham gia tự quản giữ gìn an ninh trật tự và xây dựng xã hội học tập.
Thông qua hoạt động Tổ Nhân dân tự quản đã khẳng định vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, huy động các lực lượng xã hội cùng thực hiện tốt công tác "an dân"; phát huy vai trò nòng cốt các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín tại cộng đồng dân cư tham gia vào Ban quản lý của Tổ, trực tiếp theo dõi, nắm bắt và giải quyết tình hình trong nhân dân, không nặng tính hành chính. Đây là kênh tuyên truyền hữu hiệu nhất về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đến từng hộ gia đình, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong nhân dân, gắn kết bền vững giữa Đảng với nhân dân.
Cùng với Tổ nhân dân tự quản, Hội quán là mô hình mới, cách làm sáng tạo của người dân Đồng Tháp. Khởi đầu là Canh Tân Hội quán được hình thành năm 2016, đến nay, toàn tỉnh đã có 100 Hội quán với gần 6.000 hội viên; có 22 Hợp tác xã được thành lập trên nền tảng Hội quán.
Với phương châm hoạt động: "03 không - 03 tự - 03 cùng" (không bộ máy, không kinh phí từ ngân sách Nhà nước, không cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định và cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng), Hội quán là không gian mở, là thiết chế tự nguyện, đa dạng thành phần và lĩnh vực hoạt động.
Thực hiện mô hình này, nông dân Đồng Tháp đang dần chuyển đổi "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp" thông qua việc "liên kết", "hợp tác" trong sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng quy mô, giảm tối đa chi phí đầu vào và bán thô sản phẩm; liên kết, phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng của từng sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế hiện nay, nhiều sản phẩm của Hội quán có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đã có mặt ở hệ thống siêu thị, chuỗi bán lẻ khắp cả nước. Để phát huy thế mạnh các ngành hàng chủ lực của tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình "Người nông dân chuyên nghiệp". Mục tiêu của mô hình là vận động người dân sống "tử tế" hơn, sản xuất "tử tế" hơn, kinh doanh "tử tế" hơn và mang tính "chuyên nghiệp" hơn.
Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm
Đồng chí Lê Hồng Tho - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trình bày tham luận
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có 16 đảng bộ trực thuộc, 56 tổ chức cơ sở đảng, có 24 đảng bộ bộ phận và hơn 2.900 chi bộ trực thuộc với hơn 60.000 đảng viên, chiếm 3,76% dân số. Trong đó, chi bộ trực thuộc đảng bộ xã chiếm 51% (với 698 chi bộ ấp, khóm) đây cũng là loại hình chi bộ có đông đảng viên nhất, tiếp theo là phường 11%, đơn vị sự nghiệp 9%, cơ quan hành chính 9%. Các loại hình còn lại chiếm từ 5% trở xuống.
Xác định chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp, khóm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về nâng cao chất lượng hoạt động đảng bộ xã, phường, thị trấn, trong đó tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp, khóm. Nghị quyết đã đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp, nổi bật nhất là chủ trương thí điểm bố trí kiêm nhiệm chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm.
Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định nhân rộng mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm. Đến cuối năm 2019, Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành mục tiêu 100% bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm. Trong đó, cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) là 109 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,05%; cán bộ có trình độ trung học phổ thông là 386 đồng chí, chiếm 52,7%; trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên là 112 đồng chí, chiếm 16,05%.
Tập trung huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Xác định chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp, khóm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về nâng cao chất lượng hoạt động đảng bộ xã, phường, thị trấn, trong đó tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp, khóm. Nghị quyết đã đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp, nổi bật nhất là chủ trương thí điểm bố trí kiêm nhiệm chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm.
Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định nhân rộng mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm. Đến cuối năm 2019, Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành mục tiêu 100% bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khóm; phó bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ấp, khóm. Trong đó, cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) là 109 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,05%; cán bộ có trình độ trung học phổ thông là 386 đồng chí, chiếm 52,7%; trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên là 112 đồng chí, chiếm 16,05%.
Tập trung huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Ông Trương Hoà Châu - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
trình bày về công tác huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trình bày về công tác huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đây là vấn đề được ông Trương Hoà Châu - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày. Trong nhiệm kỳ qua, nguồn lực đầu tư công ̛ước đạt hơn 83.500 tỷ đồng, chiếm 22,3% GRDP, tăng 71% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 và đạt hơn 77% kế hoạch. Nguồn lực này ưu tiên đầu tư các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, các chương trình trọng điểm về phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng phục vụ tái cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, du lịch, nguồn nhân lực và an sinh xã hội.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%, tương ứng với nguồn lực cho đầu tư phát triển cần huy động khoảng 160.000 tỷ đồng, bình quân 32.000 tỷ đồng/năm và bằng 1,9 lần so với giai đoạn 2016 - 2020.
Để đạt mục tiêu đề ra, ông Trương Hoà Châu nhấn mạnh 05 giải pháp chủ yếu, trong đó tiếp tục thực hiện có hiểu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số; từng bước xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao năng lực, hiệu quả, trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước nhằm tạo dựng và khẳng định hình ảnh tỉnh Đồng Tháp là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%, tương ứng với nguồn lực cho đầu tư phát triển cần huy động khoảng 160.000 tỷ đồng, bình quân 32.000 tỷ đồng/năm và bằng 1,9 lần so với giai đoạn 2016 - 2020.
Để đạt mục tiêu đề ra, ông Trương Hoà Châu nhấn mạnh 05 giải pháp chủ yếu, trong đó tiếp tục thực hiện có hiểu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số; từng bước xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao năng lực, hiệu quả, trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước nhằm tạo dựng và khẳng định hình ảnh tỉnh Đồng Tháp là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp (dongthap.gov.vn)
Thông tin khác
- Thông báo Sàn giao dịch việc làm Tháng 9 năm 2024 (01/09/2024)
- Hội Chữ thập đỏ phường 1 tổ chức Lễ bàn giao nhà Chữ thập đỏ (01/09/2024)
- Thông báo về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc chào mừng Quốc Khánh 02/9 (29/08/2024)
- Thông báo tuyển chọn Thực tập sinh đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản (28/08/2024)
- Công trình tuyến đường cờ Tổ quốc (28/08/2024)
- TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ, ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO UBND PHƯỜNG VỚI ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN TRONG CÔNG... (26/08/2024)
- LỄ PHÁT ĐỘNG THÁNG KHUYẾN HỌC 2024 – 2025 (23/08/2024)
- “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm học 2024-2025 (20/08/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét